Công bố khoa học

  • Nguyễn Thị Kim Tuyến và Phạm Tuấn Anh Board characteristics, assurance auditing services role and earning management: Evidence from Vietnam
    Abstract: The study examines the effect of corporate governance and assurance auditing services on earnings management in the case of Vietnam. We investigate that higher earnings manipulation is ssociated with higher board meeting frequencies and CEO/board chair position separation. Moreover, the qualified assurance auditing service insignificantly negatively affects earnings management. This finding suggests that pre-eminent perspectives of corporate governance systems from developed economies may not be a good fit for emerging markets like Vietnam. Generally, our paper emphasises the importance of the Vietnam policymaker’s role in building effective monitoring mechanisms in the capital market by disciplining and supervising listed companies’ current corporate governance applications. In addition, it is essential that the quality of assurance auditing services need to be enhanced to improve the transparency level in the capital market.
  • An-Sing Chen và Phạm Tuấn Anh The firm`s asset volatility, effective tax rate and leverage effect: Evidence from Taiwan
    Abstract: This paper examines firms’ asset volatility across a broad cross-section of publicly traded Taiwanese listed nonfinancial firms and its relationship with effective tax rate and equity volatility under the capital structure framework. By analysing the leverage effect hypothesis of firms under the asymmetric diagonal VECH-GJR model, we find both equity volatility and asset volatility do not show the asymmetric effect. In the context of equity volatility dynamics, financial leverage turns from being negatively related to equity volatility to being positively related to equity volatility when the model adds asset volatility as a control variable. Moreover, lower equity volatility is found to be associated with higher effective tax rates.
  • Phạm Tuấn Anh và cộng sự Phân tích ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến ngành du lịch Việt Nam
    Tóm tắt: Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu thứ cấp để nghiên cứu về ảnh hưởng của dịch bệnh viêm phổi cấp tính COVID-19 tới ngành du lịch của Việt Nam. Bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngành du lịch đóng góp tích cực vào GDP của Việt Nam trước thời điểm xảy ra đại dịch. Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam chịu nhiều kết quả bất lợi trên tất cả các thông số dưới tác động của đại dịch COVID-19 vào năm 2020, 2021. Từ đó, bài nghiên cứu khuyến nghị những chính sách nhằm khôi phục hoạt động của ngành du lịch cũng như ứng dụng chuyển đổi số trong du lịch để phù hợp với tình hình mới.
  • Huỳnh Kim Trọng và cộng sự Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương
    Tóm tắt: Nghiên cứu Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khối ngành Kinh tế tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương với mục tiêu tổng quát là xác định các thành phần tác động đến kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khối ngành Kinh tế tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương và đưa ra hàm ý quản trị nhằm nâng cao kỹ nâng làm việc nhóm đối với sinh viên. Dựa trên mô hình lý thuyết về kỹ năng làm việc nhóm, nghiên cứu kiến nghị mô hình giả thuyết gồm 9 thành phần tác động đến kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khối ngành Kinh tế tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. Thông qua nghiên cứu định tính và khảo sát 155 sinh viên các khóa để kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu có 9 thành phần ảnh hưởng đến kỹ năng làm việc nhóm gồm: Nhận thức của sinh viên về hợp tác; Thái độ của sinh viên khi tham gia học tập nhóm; Các nét tính cách cá nhân; Trình độ của nhóm trưởng; Yêu cầu của bài tập nhóm; Hỗ trợ của giảng viên; Điều kiện học tập nhóm; Quy mô của nhóm; Mối quan hệ giữa các thành viên. Trong các thành phần có tác động đến kỹ năng làm việc nhóm thì thành phần Nhận thức của sinh viên về hợp tác có ảnh hưởng mạnh nhất và ảnh hưởng nhỏ nhất là thành phần Quy mô của nhóm.
  • Nguyễn Hoàng Chung, Trương Văn Cường, Hồ Đăng Huy Mô hình keynesian mới không có đường cong LM
    Tóm tắt: Những phát triển nghiên cứu gần đây cố gắng làm giảm đi vai trò của mô hình IS – LM (Investment – Saving/ Liquidity Preference - Money Supply) trong phân tích chính sách khi cố gắng thay thế vai trò của giá cả bằng mức lạm phát và sử dụng lãi suất như là công cụ đại diện cho hành động của Ngân hàng Trung Ương (NHTW) hơn là cung tiền. Mô hình đề xuất IS – MP – IA (Investment – Saving, Monetary Policy, Inflation Adjustment) được xem là có nhiều ưu điểm khi mô phỏng nền kinh tế với chức năng của lãi suất thực, giúp kiềm chế lạm phát nhưng đảm bảo mức tăng sản lượng của nền kinh tế. Mặc dù đây chưa phải là khuôn khổ thay thế hoàn hảo nhưng đã góp phần xây dựng mô hình phân tích chính sách trở nên thực tế và hợp lý hơn.