Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của người lao động tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Bình Dương

Nguyễn Đăng Quang – GV Khoa Quản trị

Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Economics-Law and Management, số 3, tập 6, 2022

https://doi.org/10.32508/stdjelm.v6i3.1036

Tóm tắt: Nguồn nhân lực đã và đang là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng đối với từng tổ chức, công ty, ngân hàng... Chỉ khi nào nguồn nhân lực đạt đến độ ổn định nhất định khi ấy các mục tiêu, kế hoạch, chiến lược... của đơn vị mới có thể hoàn thành xuất sắc và bền vững theo thời gian. Thực tế trong thời gian vừa qua (2016-2021) nhân lực tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương (VCB Bình Dương) liên tục biến động. Dù Ngân hàng đang có hệ thống tuyển dụng tuyệt vời, tuy nhiên, việc tạo động lực và giữ chân nhân viên tại VCB Bình Dương là điều hết sức khó khăn. Điều này đã tác động rất lớn đến sự ổn định nhân lực và kết quả kinh doanh của VCB trong các năm qua là chưa thật sự ấn tượng. Vậy làm sao để tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến sự biến động trên, làm sao để ổn định được nguồn nhân lực là bài toán lớn mà VCB Bình Dương phải nghiêm túc suy nghĩ. Mục tiêu của bài nghiên cứu là thông qua các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên nhằm nâng cao sự hài lòng công việc của nhân viên đang làm việc tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Bình Dương (VCB Bình Dương). Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tác động đến sự hài lòng công việc của nhân viên gồm: Quan hệ cấp trên, bản chất công việc, môi trường làm việc, quan hệ đồng nghiệp, phúc lợi, thu nhập, cơ hội đào tạo và thăng tiến. Đây chính là cơ sở để VCB Bình Dương nâng cao sự hài lòng của nhân viên, ổn định lực lượng lao động, hướng tới phát triển bền vững.

View more
  • Nguyễn Thị Diễm Hiền và Trần Thanh Vũ Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam: Thị trường đang rộng mở
    Tóm tắt: Thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, Chính phủ đã có những động thái tích cực nhằm thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt như ban hành các quyết định phê duyệt Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công… Về phía các tổ chức tín dụng cũng đang đẩy mạnh các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt với nhiều giải pháp khác nhau. Bài viết nhằm đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam trong những năm gần đây cũng như đưa ra một số nhận định về khả năng phát triển thị trường thanh toán không dùng tiền mặt.
  • Nguyễn Đức Trung và Nguyễn Hoàng Chung Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô đến sự ổn định tài chính tại Việt Nam - góc nhìn qua tăng trưởng tín dụng
    Tóm tắt: Bài nghiên cứu tập trung đánh giá các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng (TTTD) của 21 ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam trong giai đoạn 2008–2015. Bằng việc sử dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu bảng và phương pháp ước lượng hồi quy với sai số chuẩn (Regression with Driscoll-Kraay standard errors - D&K) để khắc phục hiện tượng tự tương quan, phương sai sai số thay đổi nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả, kết quả nghiên cứu cho thấy, các công cụ của chính sách tiền tệ (CSTT) tại Việt Nam có tác động mạnh hơn so với các công cụ của chính sách an toàn vĩ mô (ATVM) đến TTTD.
  • Nguyễn Đức Trung và Nguyễn Hoàng Chung Mô hình dự báo cho nền kinh tế nhỏ và mở của Việt Nam Phương pháp tiếp cận: BVAR-DSGE
    Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng mô hình cân bằng động ngẫu nhiên tổng quát để ước lượng cho nền kinh tế nhỏ và mở như Việt Nam. Mô hình được xây dựng và hiệu chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu dự báo đối với các biến số vĩ mô của nền kinh tế như: Tăng trưởng sản lượng, lạm phát, lãi suất chính sách, biến động trong tỉ giá hối đoái và điều kiện thương mại. Ngược lại với các nền tảng thống kê thuần túy, nghiên cứu sử dụng mô hình DSGE cho nền kinh tế mở và nhỏ như Việt Nam để cung cấp các thông tin tiền nghiệm cho mô hình ước lượng BVAR. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phù hợp tương đối về phương pháp tiếp cận và tính tương thích giữa các mô hình lí thuyết và dữ liệu thực tế nhằm xây dựng một mô hình dự báo có ý nghĩa cho Việt Nam.
  • Nguyễn Thị Diễm Hiền, Trần Thanh Vũ, Lê Trần Mỹ Linh Hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
    Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm phân tích hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế dần hồi phục sau khủng hoảng, hội nhập với kinh tế thế giới và ngành ngân hàng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Trên cơ sở lựa chọn các yếu tố đặc trưng tác động đến tình hình hoạt động tài chính của 25 NHTM được chọn làm mẫu trong giai đoạn 2009-2014, tác giả phân tích thống kê mô tả đồng thời sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng để tiến hành phân tích định lượng. Kết quả cho thấy số lượng chi nhánh và phòng giao dịch, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tổng chi phí trên tổng doanh thu, tỷ lệ tổng cho vay trên tổng tiền gửi, quy mô tổng tài sản và yếu tố vĩ mô có tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam.
  • Nguyễn Đăng Quang – GV Khoa Quản trị Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của người lao động tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Bình Dương
    Tóm tắt: Nguồn nhân lực đã và đang là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng đối với từng tổ chức, công ty, ngân hàng... Chỉ khi nào nguồn nhân lực đạt đến độ ổn định nhất định khi ấy các mục tiêu, kế hoạch, chiến lược... của đơn vị mới có thể hoàn thành xuất sắc và bền vững theo thời gian. Thực tế trong thời gian vừa qua (2016-2021) nhân lực tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương (VCB Bình Dương) liên tục biến động. Dù Ngân hàng đang có hệ thống tuyển dụng tuyệt vời, tuy nhiên, việc tạo động lực và giữ chân nhân viên tại VCB Bình Dương là điều hết sức khó khăn. Điều này đã tác động rất lớn đến sự ổn định nhân lực và kết quả kinh doanh của VCB trong các năm qua là chưa thật sự ấn tượng. Vậy làm sao để tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến sự biến động trên, làm sao để ổn định được nguồn nhân lực là bài toán lớn mà VCB Bình Dương phải nghiêm túc suy nghĩ. Mục tiêu của bài nghiên cứu là thông qua các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên nhằm nâng cao sự hài lòng công việc của nhân viên đang làm việc tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Bình Dương (VCB Bình Dương). Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tác động đến sự hài lòng công việc của nhân viên gồm: Quan hệ cấp trên, bản chất công việc, môi trường làm việc, quan hệ đồng nghiệp, phúc lợi, thu nhập, cơ hội đào tạo và thăng tiến. Đây chính là cơ sở để VCB Bình Dương nâng cao sự hài lòng của nhân viên, ổn định lực lượng lao động, hướng tới phát triển bền vững.
View all Scientific publications

Other news